CÁCH TÌM VIỆC Ở HÀN QUỐC TỪ A – Z

Lộ trình và Điều kiện du học Hàn Quốc mới nhất - Trung tâm Du học và Nhân lực Quốc tế WEGO - wego.edu.vn

CÁCH TÌM VIỆC Ở HÀN QUỐC TỪ A – Z

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm ở Hàn Quốc, có thể bạn sẽ gặp phải nhiều thách thức vì ngôn ngữ, văn hoá và thủ tục tuyển dụng khác biệt so với nước khác. Tuy nhiên, đừng lo lắng quá, bài viết này WeGo sẽ giúp bạn tìm hiểu một số cách để tìm việc làm ở Hàn Quốc một cách hiệu quả từ A đến Z nhé.

 

Phần 1: Chuẩn bị  

I. Profile cơ bản:

  1. CV (hồ sơ) chuyên nghiệp

– Nên thể hiện rõ ràng kinh nghiệm làm việc, học vấn và các kỹ năng mềm của bạn.

– Khi viết CV, tránh dùng những từ ngữ quá phổ biến hoặc nội dung sáo rỗng. Thay vào đó, hãy sử dụng các từ và cụm từ đa dạng để mô tả kỹ năng và thành tựu của bạn.

– Bạn nên đính kèm một bức ảnh chân dung chuyên nghiệp trong CV của mình.

Để chuẩn bị profile cơ bản để tìm việc ở Hàn Quốc, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  1. Bảng điểm:

– Yêu cầu: Điểm GPA của trường Đại học hoặc Cao đẳng đã học.

– Cách lấy: Liên hệ trường nơi bạn đã học để yêu cầu bảng điểm chính thức.

  1. Topik:

– Yêu cầu: Chứng chỉ tiếng Hàn Topik (Test of Proficiency in Korean).

– Cách lấy: Đăng ký và thi Topik tại Trung tâm Đào tạo ngôn ngữ Hoa Học Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh hoặc các địa điểm thi Topik khác trên thế giới. Sau khi thi xong, bạn sẽ được cấp chứng chỉ Topik.

  1. Ielts/Toeic:

– Yêu cầu: Chứng chỉ Tiếng Anh Ielts hoặc Toeic.

– Cách lấy: Đăng ký và thi Ielts hoặc Toeic trong các trung tâm uy tín như British Council hoặc IDP Education. Sau khi thi xong, bạn sẽ được cấp chứng chỉ Ielts hoặc Toeic.

Sau khi có đầy đủ các giấy tờ trên, bạn có thể tìm kiếm việc làm ở Hàn Quốc. Ngoài ra, bạn cũng nên cập nhật CV (sơ yếu lý lịch) và đăng ký tại các trang web việc làm uy tín để tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp.

II. Giới thiệu bản thân:

Có những công ty sẽ đưa đã những yêu cầu giới thiệu bản thân cụ thể. Loại này thực ra lại dễ, chỉ cần trả lời theo đúng yêu cầu là được. Còn với tự do, họ không yêu cầu gì cả nên ứng viên không biết đáp ứng gì. Trong trường hợp này chúng mình có thể theo guide như sau:

– Kinh nghiệm thành công trong cuộc sống

– Kinh nghiệm hoạt động tương tự với yêu cầu của công ty apply. Cái này quan trọng nhất, cần khoe được năng lực phù hợp công việc.

– Khả năng sáng tạo + tinh thần thử thách: nên đưa ra ví dụ khi giải quyết vấn đề trong quá khứ dựa vào năng lực phân tích của bản thân

– Khả năng giao tiếp + làm việc nhóm: Giới thiệu khả năng hợp tác và tương tác cùng với các thành viên khác trong nhóm.

–  Động lực nộp hồ sơ: Vì sao lại nộp hồ sơ vào công ty này chứ không phải nơi khác. Động lực này giúp tạo sự khác biệt giữa hồ sơ của mình với người khác

Chúng ta không nhất thiết phải hoàn thành toàn bộ cả 5 mục này, thường chỉ cần khoảng 3 là đủ. Có thể thay đổi thứ tự, ưu tiên kinh nghiệm nào có ý nghĩa hơn, thành công nào to hơn, ấn tượng hơn thì đưa lên đầu.

III. Quá trình tuyển dụng:

Hồ sơ – Phỏng vấn 1 – Kiểm tra nhân cách/ tư duy – Phỏng vấn 2 – Đi làm

Hồ sơ như trình bày ở trên: Những người trực tiếp làm việc sẽ vào phỏng vấn. Họ sẽ tập trung kiểm tra năng lực làm việc của chúng mình. Khi vào làm, chúng mình sẽ làm việc với những người này.

Phỏng vấn 2: Các sếp lớn sẽ vào phỏng vấn. Với công ty khoảng vài chục nhân viên trở lên, khi vào làm gần như bạn sẽ không gặp trực tiếp những người này bao giờ cả. Tuy nhiên họ là những nhân vật lâu năm, nên khi đã qua vòng kiểm chứng năng lực, họ sẽ xem tính cách của bạn có phù hợp để làm việc trong văn hóa này hay không. Độ khó thấp hơn vòng 1 nhưng quyền quyết định của quyền quyết định của giám khảo lại to hơn.

Phần 2: Tiến hành:

I. Tìm việc “ngon” ở đâu ?        

Thông thường, khi nói đến tìm việc, mọi người thường nghĩ đến 2 trang platform tiêu biểu là Jobkorea và Saramin. Nhưng khi tìm việc ở những trang này, lướt quanh một thời gian sẽ gặp phải một hiện tượng là: ít công ty ngon, ít việc cho người nước ngoài, công ty ngon thì toàn tuyển việc mình không làm được. Có ba kiểu công ty như sau:

– Kiểu 1: Thừa danh tiếng, thừa công nghệ: Tự mở site, tự tuyển tại site nhà (Kiểu 2: Thừa danh tiếng,  hơithiếu công nghệ: Sẽ mua công nghệ và trở thành kiểu 1).

– Kiểu 2: Thừa danh tiếng, có công nghệ: Sẽ trả tiền cho platform để đăng tuyển, thu hồ sơ tại site nhà

– Kiểu 3: Thiếu danh tiếng, thiếu cả công nghệ: Sẽ trả tiền cho platform để đang bài, trả tiền cho platform để nhận hồ sơ.

Thế còn thừa danh tiếng, tiếng công nghệ nhưng vẫn trẻ tiền cho platform để đăng bài? Có nghĩa là họ cần tuyển dev

Đây chắc là lý do bạn lướt platform gặp toàn các công ty lần đầu trông thấy, còn những cái tên quen thuộc suốt ngày chỉ tuyển IT….

II. Bí kíp để tìm việc:    

– Bí kíp số 1: Tìm trên trang chủ của các công ty

Vào đầu tháng 3 với đầu tháng 9 nhiều tập đoàn lớn tổ chức tuyền dụng hàng loạt, trong đó có rất nhiều cơ hội ngon nghẻ. Ví dụ tháng 3 vừa rồi công ty Samsung tổ chức tuyển cả marketing và sales nước ngoài, trong đó tuyển cụ thể cả Việt Nam. Họ tuyển dụng tâm huyết đến mức job nào tuyển dụng người nước ngoài sẽ đăng cả bằng tiếng Anh lẫn tiếng Hàn. Hoặc các công ty IT sản xuất app, sản xuất game sẽ luôn cần mở rộng dịch vụ ra quốc tế, sẽ tuyển marketing, tuyển content creator, tuyển biên dịch các thứ tiếng,…Việc ngon không thiếu, chỉ là bạn có tìm thấy nó hay không

Bên cạnh con đường chợ việc (trang web J và trang web S) có một con đường khác cũng khá phổ biến là trang giới thiệu nghề nghiệp ở các trường đại học. Khá chắc chắn là trường nào cũng có một trang nghề nghiệp này, nhưng vì chính trường học là trung gian nên thường các cơ hội tốt có xu hướng tập trung ở các trường Top trên (nhà tuyển dụng muốn thế). Đây là lúc chúng ta tận dụng các mối quan hệ, lúc bạn bè dang tay giúp đỡ lẫn nhau. Khi đã tiếp cận được các nguồn này ít nhất một (vài) lần bạn sẽ đọc thấy những công việc, những cơ hội thực tập mà rõ ràng mình thừa năng lực, chỉ là không biết nó có tồn tại để nộp đơn….Và dĩ nhiên, một khi đã thấy hãy mạnh dạn ứng tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ từ chối những ứng viên đáp ứng đủ yêu cầu cả

– Bí kíp số 2: Tận dụng mối quan hệ. Trường Top càng cao sẽ càng có nhiều cơ hội tốt

– Bí kíp số 3: Đi hội chợ việc làm

Đều đặn tầm tháng 10 hằng năm KOTRA với các bộ phần bắt tay nhau tổ chức hội chợ việc làm cho sinh viên quốc tế.

Được nghe hội thảo chia sẻ kinh nghiệm. Không trực tiếp có ích nhưng giúp gia tăng niềm tin và hi vọng

Được trải nghiệm nộp hồ sơ và phỏng vấn tại chỗ. Nếu bạn ngồi ở nhà rải CV thì biết tới bao giờ mới được phỏng vấn như này

Tip khi đi hội chợ việc làm: Xác định sẵn tâm lý sẽ không tìm “việc để thực sự đi làm” ở đây (vì đằng nào cũng có mấy việc không ổn). Hội chợ việc làm là để tập phỏng vấn , tham khảo mức lương, lấy đà cho những cơ hội tốt hơn sau này. Thế nên nếu không trúng tuyển cũng không cần phải nản, mà nếu nhận offer thấp quá thì chưa chắc đã tại mình kém, có khi tại công ty họ nghèo.